Tiến sỹ Mộc Quế: ”Tôi tự tin Thành phố Cao Lãnh sẽ hoạch định được kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế, tìm ra sản phẩm chủ lực và các vùng kinh tếnew

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 797 | Cật nhập lần cuối: 1/13/2016 11:32:10 PM | RSS

Dự án Lập Kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương nằm trong chương trình hợp tác Đối tác Đô thị phát triển kinh tế - MPED do Chính phủ Canada tài trợ đang thực hiện tại Thái Nguyên, Hà Tỉnh và Sóc Trăng được đánh giá rất thành công. Và Thành phố Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp là đô thị thứ 4 của cả nước được chọn tham gia vào Dự án nhân rộng này.

Tiến sỹ Mộc Quế: ”Tôi tự tin Thành phố Cao Lãnh sẽ hoạch định được kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế, tìm ra sản phẩm chủ lực và các vùng kinh tế
null

Tiến sỹ Mộc Quế - Viện Trưởng Viện Khoa học quản trị Doanh nghiệp kiêm Tổng Giám đốc Trung tâm Đào tạo Hợp tác Quốc tế - là chuyên gia tư vấn Dự án. Là người thầy của nhiều thế hệ Doanh nhân, với mong muốn đem kiến thức và kinh nghiệm giúp Thành phố Cao Lãnh thực hiện thành công kế hoạch chiến lược, Tiến sỹ Mộc Quế đã có những chia sẻ tâm huyết : Đưa Thành phố Cao Lãnh trở thành nơi đáng đến - đáng sống và ở lại lập nghiệp.

PV : Vâng, xin chào Tiến sỹ (TS) Mộc Quế, rất vui - rất cảm ơn Tiến sỹ Mộc Quế đã nhận lời mời tham gia chương trình của chúng tôi ngày hôm nay. Thưa TS Mộc Quế, được biết Hiệp hội các đô thị Việt Nam đã đề xuất thành phố Cao Lãnh (TPCL) tham gia vào Dự án nhân rộng lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế TPCL. Xin Tiến sỹ có thể cho biết vì sao TPCL lại được chọn tham gia vào Dự án quan trọng như thế này?

TS Mộc Quế: Dự án của SJM nghĩa là Liên đoàn đô thị Canada, Dự án nàyCanada đầu tư cho 55 quốc gia, Việt Nam là một trong 55 và trong Việt Nam có 3 đơn vị được đầu tư 2 năm vừa qua. Sau khi đã tổng kết 3 đơn vị chọn lựa trong 60 đơn vị còn lại. Đối với TPCL có 3 lý do được Canada chọn lựa để đầu tư Dự án nâng cao năng lực đào tạo cán bộ và xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế đô thị.

- Thứ nhất do sự lãnh đạo và cam kết của cấp ủy, của Thành ủy.

- Lý do thứ hai là năng lực cán bộ để tiếp thu và thực hiện việc này là có năng lực.

- Thứ ba là một thành phố mới, đầy tiềm năng, đầy triển vọng với những định hình cho Đại hội VIII, rất nhiều định hình đó cần phải có các tổ chức chuyên môn chuyên về đô thị để giúp. Và vì vậy cho nên Canada đã chọn lựa đơn vị tư vấn đó là cơ quan của tôi cũng như cá nhân Mộc Quế tham gia để giúp cho Cao Lãnh thời gian 6 tháng. Kế hoạch thông thường của các thành phố cũ là 2 năm nhưng riêng Cao Lãnh là phải xây dựng 6 tháng, sau đó mô hình của Cao Lãnh sẽ được nhân ra 20 tỉnh thành của Nam Bộ.

PV : Thưa TS Mộc Quế trong những ngày qua TS Mộc Quế cùng với các chuyên viên của Hiệp hội các đô thị Việt Nam đã đến TPCL và có buổi làm việc với lãnh đạo Thành ủy, UBND cũng như các ngành có liên quan, và cũng đã đi tham quan tìm hiểu thực tế về tiềm năng phát triển kinh tế thành phố. TS có thể cho biết qua những tìm hiểu như vậy TPCL sẽ có những thuận lợi cũng như khó khăn gì trong việc lập kế hoạch chiến lược phát triển TPCL trong giai đoạn tới?

TS Mộc Quế: Thuận lợi cơ bản là Tỉnh ủy và Ủy ban Tỉnh rất đổi mới, cái chỉ đạo này sẽ giúp cho một đô thị - nơi thành phố mà cơ quan lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban đặt tại thành phố. Thuận lợi thứ hai là cách làm việc, phương thức điều hành tác nghiệp của Ủy ban là nghiêm túc, có tính trách nhiệm cao, hết sức năng động và thân thiện. Cái này làm cho đội ngũ chuyên viên, công việc của chuyên gia sẽ cảm thấy không cô độc khi mình làm việc, phục vụ, hay làm cố vấn cho thành phố. Thuận lợi thứ ba đó là trong hoàn cảnh tiến tới đại hội VIII cho nên thành phố cũng có một sự chuẩn bị để xây dựng nội dung, định hướng bởi vì cái này trùng khớp cho nên lồng ghép mục tiêu để xây dựng chiến lược để đánh giá tài nguyên, đưa ra ý tưởng quy hoạch đến tầm nhìn 2030 và sau đó là xây dựng chương trình hành động phát triển đô thị thì thành phố rất mong đợi để được học về nghiệp vụ quản lý đô thị, điều hành đô thị. Ba thuận lợi này rất căn bản để có thể triển khai, còn những khó khăn gì chưa biết nhưng tôi tin vào sự lãnh đạo của Thành ủy, sự điều hành của Ủy ban thành phố sẽ giúp cho Dự án vượt qua khó khăn để dẫn đến kết quả cho thành phố.

PV : Được biết TS Mộc Quế đã giúp cho 3 đô thị thực hiện lập Dự án kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương, TS có thể chia sẻ sự đồng hành và hỗ trợ của TS đối với TPCL trong thời gian tới sẽ như thế nào?

TS Mộc Quế: Muốn thành công tức là muốn có 3 sản phẩm cụ thể, sản phẩm thứ nhất đó là đào tạo cán bộ, đào tạo về nghề quản lý đô thị, đào tạo về nghề làm kinh tế đô thị và đào tạo tầm nhìn về quy hoạch đô thị. Cái việc thứ hai, chúng ta sẽ làm những chương trình tư liệu, phim, hệ thống để chúng ta có cơ sở giúp cho người dân thay đổi nhận thức, cán bộ thành phố thay đổi nhận thức, cán bộ của tỉnh nâng cao nhận thức về quản lý đô thị để từ đó Ủy ban tỉnh có chỉ đạo rất là căn bản chứ không như chỉ đạo nông thôn. Như vậy mới giúp đô thị trở thành ngọn cờ đầu tàu để kéo sự phát triển đô thị văn minh đô thị và nền kinh tế đô thị để làm nâng cao thu nhập và an ninh, an toàn cho xã hội. Phát triển được môi trường sống, biến những đô thị của Đồng Tháp nói chung và đô thị thành phố Cao Lãnh nói riêng trở thành nơi đáng đến, nơi đáng sống và nơi ở lại để lập nghiệp.

PV : Trong những ngày qua, qua trao đổi với một số ngành có liên quan, có một thực tế cho thấy tại TPCL những mô hình kinh tế còn hết sức nhỏ lẻ, như vậy khi lập chiến lược phát triển kinh tế địa phương của thành phố Cao Lãnh thì chúng ta sẽ xác định chiến lược và cơ sở là gì?

TS Mộc Quế: Công việc đã nghiên cứu 6 tháng của chúng tôi với Cao Lãnh cho chúng ta có hai nhận diện.

- Nhận diện một là thành phố chưa có một đề án rõ ràng về phát triển đô thị và kinh tế đô thị cũng như là thị dân tức là văn hóa văn minh đô thị.

- Thứ hai, chúng ta đã là đô thị, bộ mặt - hạ tầng giao thông đô thị là có nhưng người nông dân lại sống khá bình yên trong đô thị chứ chưa phải là thị dân.

- Thứ ba là sự thật chúng ta đã có những sản phẩm, những vùng kinh tế để có thể làm vùng kinh tế chủ lực và tạo ra những sản phẩm chủ lực nhất trong thời gian ngắn. Cũng chưa thể có kết luận nhưng tôi tin rằng thời gian ngắn tới đây thôi, sau khi các lớp tập huấn đã có thì sẽ xuất hiện ra những nhân tố đóng góp tức là những vùng kinh tế đã có sẽ được khảo sát lại, định vị rồi ra kế hoạch đầu tư cho nó, khi ra đầu tư thì dần dần thực hiện 4 sáng kiến tức là liên kết hóa, xã hội hóa, doanh nghiệp hóa và công nghệ hóa. Nhóm sản phẩm vốn đã có đó sẽ sử dụng 4 phương pháp điều hành này sẽ tạo đòn bẩy, ra sản lượng, tăng năng suất làm thương hiệu hàng hóa, nó sẽ trở thành sản phẩm chủ lực. Đó là một khả năng có thật nhưng vấn đề còn lại là kỹ thuật nghiên cứu và định vị sản phẩm chủ lực.

Vấn đề thứ hai tôi nghĩ TPCL chứa lực lượng trí thức lớn và nhiều doanh nhân xây dựng những doanh nghiệp lớn. Thứ ba chúng ta có một cảng sông nếu chúng ta xây dựng thành cụm cảng sông thì đó là sản phẩm chủ lực, chúng ta đã có hệ thống xuôi nuôi cá và chúng ta làm xuất khẩu cá; thứ ba là chúng ta đã có xoài đã có một hợp tác xã xoài, đó là sản phẩm chủ lực. Và chúng ta có việc bắt đầu xây dựng đàn bò nhưng mà nếu đầu tư đúng mức cho đàn bò thì sẽ tạo ra sản phẩm chủ lực. Chúng ta có một loại sản phẩm khác đó là những cơ sở du lịch và 3 dòng sông song song với thành phố. Đó là địa lý du lịch và địa lý kinh tế rất tốt để tạo ra một sản phẩm chủ lực đó là du lịch cộng với những di tích văn miếu, đền thờ của Cụ Nguyễn Sinh Sắc. Cho nên tôi có quyền tự hào về TPCL, tự tin là thành phố sẽ hoạch định được kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế, tìm ra sản phẩm chủ lực và các vùng kinh tế chủ lực cho mình.

PV : Vâng, một lần nữa xin cảm ơn TS Mộc Quế đã dành thời gian tham gia cuộc trao đổi này. Xin cảm ơn những thông tin bổ ích và thú vị của TS Mộc Quế, xin chúc TS mạnh khỏe và sẽ thành công trong công việc của mình.

Thu Hằng