Cordycepin – Hợp chất chính tạo nên tác dụng của đông trùng hạ thảo

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 1252 | Cật nhập lần cuối: 12/28/2016 5:15:55 PM | RSS

Các kết quả nghiên cứu về vai trò của cordycepin với tác dụng của đông trùng hạ thảo

Theo kết quả nghiên cứu tại đại học Nottingham, Anh Quốc, cordycepin có 2 tác dụng trên tế bào:

  1. Ức chế sự tăng trưởng không kiểm soát đồng thời phân hóa tế bào nếu sử dụng ở liều thấp
  2. Chặn đứng tế bào ngăn chặn quá trình dính chặt vào nhau của chúng, từ đó gây ức chế sinh trưởng nếu sử dụng ở liều cao.

Theo các nhà khoa học tại đại học Nottingham, 2 tác dụng trên đây đều dựa vào cùng 1 cơ chế là sự can thiệp của cordycepin vào sự tổng hợp protein ở tế bào. Ở liều cao, cordycepin tác động trực tiếp vào quá trình này và nó chỉ tác động gián tiếp nếu sử dụng ở liều thấp. Đâylà cơ sở chính để các nhà khoa học tại đại học Nottingham khẳng định rằng cordycepin nói riêng và đông trùng hạ thảo nói chung có tác dụng mạnh trong việc chống ung thư.

Theo Klenow 1963, thành phần muối triphosphatetrong hợp chất Cordycepin ( Cordycepin - 5’ triphosphate hoặc 3’ deoxy ATP) đóng vai trò chính trong việc ngăn ngừa sự thành lập của RNA - hoạt chất được tìm thấy trong bệnh ung thư Ehrlich ascites tumor.

Trong một số thí nghiệm khác, chất Cordycepin có khả năng kiểm soát và ức chế rất cao đối với sự tăng trưởng của tế bào u bướu ở chuột con. Hoạt chất này có thể thâm nhập vào RNA, khả năng chuyển hóa axit phosphoric trong tế bào thành 3' -- ATP, tất sẽ gây trở ngại cho việc hấp thụ và hoàn thiện mRNA, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp Protein, từ đó đạt được mục đích ức chế u bướu, chất Cordycepin còn có khả năng ức chế mạnh đối với các tế bào gây ung thư ở mũi và vòm họng.

Nhóm các nhà khoa học Anh do Cornelia de Moor (Đại học Nottingham, Vương quốc Anh) dẫn đầu đã phát hiện ra rằng cordycepincó tác dụng ức chế sự kích thích của ARN viêm (mRNA) được tiết ra bởi các tế bào cơ trơn trong đường hô hấp của con người, nhưng không ảnh hưởng đến sự biểu hiện của mRNA. Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng cordycepin có trong Đông trùng Hạ thảo làm giảm sự biểu hiện của gen viêm trong đường hô hấp tế bào cơ trơn bằng cách tác động vào bước cuối cùng trong quá trình tổng hợp ARN (mRNA) thực hiện các kế hoạch chi tiết hóa học cho quá trình tổng hợp protein (quá trình này được gọi là Polyadenylation).

Cordycein - Hoạt chất chính quyết tạo nên tác dụng của đông trùng hạ thảo

Công thức phân tử hóa học của cordycepin

  • Đối với hệ miễn dịch: Cordycepin có tác dụng thúc đẩy, điều tiết hai chiều đối với hệ thống miễn dịch, hoạt hóa tế bào miễn dịch đồng thời tăng cường khả năng thôn tính của chúng, từ đó hạn chế tối đa các trường hợp virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh đó, cordycepin đóng vai trò quan trọng trong quá trình kháng cự đồng thời ức chế rõ rệt đối với các loại vi rút vi khuẩn gây bệnh tụ cầu khuẩn staphylococcus, vi rút gây bệnh sổ mũi malleomyces mallei, vi rút gây chứng bệnh xuất huyết và nhiễm trùng máu, vi khuẩn bacillus subtilis, vi khuẩn gây bệnh lao…
  • Đối với các bệnh gan – thận – phổi: Cordycepin được ghi nhận với khả năng khống chế và tiêu diệt các loại vi rus, vi khuẩn nhiễm vào phổi và có khả năng phục hồi tế bào phế nang (alveolar cell) đã bị tổn thương và tăng cường khả năng thôn tính các tế bào gan.
  • Đối với bệnh ung thư: hoạt chất cordycepin có thể ức chế sự phân hạch của các tế bào ung thư đồng thời trì hoãn sự lây lan của chúng và nâng cao khả năng thôn tính của tế bào T cũng như các đại thực bào bên trong cơ thể. Cordycepin được định nghĩa là một hoạt chất chống ung thư không gây ra bất kì một tác dụng phụ nào cho con người.