TỔNG QUÁT VỀ CÂY SÂM BỐ CHÍNH

trangchu:;top:;bottom:;trai:;phai:;TrangDanhMuc:;TrangChiTiet:;Canonical:;SiteMap:;-cauhinhseo-

Sâm Bổ Chính còn gọi là sâm thổ hào, sâm báo, nhân sâm Phú yên, có tên khoa học là Hibiscus sagittifolius Kurz, thuộc họ bông – Malvaceae.

Tên bố chính vì một y gia Việt Nam sử dụng cây này đầu tiên ở huyện Bố Trạch thuộc tỉnh Quãng Bình.

Lúc đầu Sâm Bổ Chính chỉ dùng để chỉ rễ một cây cùng loại nhưng nhỏ, có rễ nhỏ, còn loại ta đang dùng gọi là sâm thổ hào nhưng nay quen gọi là sâm bố chính.

1.Mô tả cây sâm bố chính Hoa, lá, rễ sâm bố chính

Sâm Bổ Chính là loại cây thân thảo sống dai, mọc đứng một cách yếu ớt, có khi dựa vào các cây xung quanh, cao chừng 1 m hay hơn. Rễ mẫm màu trắng nhạt hoặc vàng nhạt, có đường kính 1,5 – 2cm, nhiều rễ có hình người trông rất giống nhân sâm. Lá ở phía gốc cây hình trái xoan, phần cuối phiến lá hình tim hay hình mũi tên, đầu phiến lá không nhọn. Các lá ở phía ngọn càng lên trên càng hẹp. Mặt lá có lông đơn hay hình sao. Hoa màu hồng hay đỏ, phớt vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, đường kính tới 8cm.

Cuống hoa dài 5 – 8cm, có lông cứng, hơi phồng đầu. Tiểu đài cấu tạo bởi 7 – 10 bộ phận, dài 12 – 14mm, có lông tua tủa, đài hoa hình túi, ở ngọn có vài răng nhỏ, đài rách ra và rụng sớm, 5 cánh hoa dài 5-6cm, rộng 3-4cm ở ngọn. Nhiều nhị hàn liền với nhau thành một cột. Bao phấn phủ cột đỏ đến tận gốc. Bầu có lông, 5 vòi, có tuyến. Quả hình trứng nhọn, dài gấp 3 lần tiểu đài, ngoài mặt có lông, khi chín, quả nứt thành 5 mảnh vỏ, mặt trong và mặt ngoài đều có lông. Hạt hình thận, màu nâu, ngoài mặt có những đường vân rất sít nhau thành những gợn hay những ụ màu vàng.

2. Phân bố, thu hái và chế biến sâm bổ chính

TỔNG QUÁT VỀ CÂY SÂM BỐ CHÍNHSâm Bổ Chính mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi ở Việt Nam. Miền Bắc có nhiều nhất ở các vùng núi huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hương Sơn (Nghệ An, Hà Tỉnh). Một vài địa phương thuộc Quảng Bình, Hòa Bình và Tây Bắc.

Tại nhiều nơi khai thác cả cây vông vang (Hibis-cus abelmoschus L.). Hai cây hơi giống nhau nhưng có điều khác là cây vông vang lớn hơn, lông dài hơn, hoa vông vang sắc vàng, hoa bố chính sắc đỏ.

Có người lại nói sâm báo ở Thanh Hóa là tên khác của sâm bố chính, thực tế cây sâm báo (mọc nhiều ở núi Báo – Thanh Hóa) cùng họ Bông, cây giống cây sâm bố chính nhưng hoa nhỏ hơn, sắc vàng. Có lẽ nó thuộc loài Hibiscus sagittifolius var. septentrionalis Gagnep.

Đào rễ về, có nhiều cách chế biến khác nhau:

- Có nơi đào rễ về, cắt bỏ thân ở trên, cạo sạch vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo 1 đêm, vớt ra để khô nước đổ cho chín rồi phơi nắng hoặc sấy cho thật khô.

- Có nơi đào rễ về, cắt bỏ thân cạo sạch vỏ ngoài, ngày phơi đêm sấy cho thật khô.

- Cũng có nơi đào rễ về, cắt bỏ thân và rễ con, rửa sạch ngâm vào nước phèn chua hai ngày hai đêm (cứ 10 kg rễ dùng 300g phèn chua tán nhỏ, hòa tan vào nước lã). Rửa sạch phơi nắng hay sấy khô.

- Có người cầu kỳ lại ngâm thêm nước gừng, gấc và đường cho thêm màu đỏ, vị cay và vị ngọt nhưng không cần thiết.

Đào rễ cẩn thận để khỏi thương tổn rễ. Sau đó cắt bỏ thân và đầu rễ. Có khi cắt bỏ cả rễ chính nếu xơ quá.

Sấy hay phơi ngoài trời cho se, dùng dao cạo bỏ vỏ mỏng. Củ to và dày phải bổ dọc cho chóng khô, sau đó đem phơi hoặc sấy.

Tất cả công việc trên phải tiến hành hết sức mau, nhất là thời gian chế biến không nên kéo dài để tránh các đốm đen do mốc, làm giảm giá trị của thuốc. Khi sấy không nên để nhiệt độ cao quá 400C.

Do việc cạo vỏ ngoài tốn nhiều công phu quá cho nên năm 1940. Viện nghiên cứu cây thuốc VILAR Liên Xô cũ có nghiên cứu so sánh và đi đến kết luận là không cần thiết cạo vỏ mỏng.

3. Thành phần hóa học :

Rễ sâm bố chính chứa chất nhầy 35 - 40%, tinh bột (Đỗ Tất Lợi, 1999).

Theo Trần Công Luận và cs, 2001, rễ cây sâm Bố Chính trồng ở Bạc Liêu chứa phytosterol, coumarin, acid béo, acid hữu cơ, đường khử và hợp chất uronic. Hàm lượng lipid là 3,96%. lipid gồm acid myrisric, acid palmitic, acid stearic, acid oleic, acid linoleic, acid linolenic. Hàm lượng protein toàn phần là 0,23g %, hàm lượng protid là 1,26g %. Các acid amin gồm 11 chất, trong đó có histidin, arginin, threonin, alanin,prolin, tyrosin, valin, phenylalanin và leucin. Hàm lượng tinh bột là 15,14% và chất nhầy là 18,92%. Chất nhầy là D-glucose và L-rhamnose. Ngoài ra, còn có 13 nguyên tố : Na, Ca, Mg, Al, So Fe, V, Mn, Ti, Mo, Cu, Zr và P.

Theo quy định của Dược điển Việt Nam II, rễ sâm Bố Chính phải chứa 30 - 40% chất nhầy (tính theo dược liệu khô kiệt).

4. Sâm bố chính và công dụng chữa bệnh

Sâm Bổ Chính có vị ngọt nhạt, có chất nhầy, tính bình; có tác dụng bổ mát, nhuận phế, dưỡng tâm, sinh tân dịch; sao với gạo thì tính ấm bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, thêm mạnh sức. Ở Trung Quốc, người ta xem rễ, lá như có tác dụng tư âm thanh nhiệt, bài nung bạt độc.

5.Tác dụng dược lý:

Bằng đường uống và tiêm phúc mạc, cao cồn sâm Bố Chính có tác dụng gây giảm hoạt động tự nhiên của chuột nhắt trắng, đối kháng với tác dụng tằng hoạt động của amphetamin, kéo dài thời gian gây ngủ bởi thuốc ngủ barbituric, và chống co giật gây bởi pentetrazol. Điều đó chứng tỏ sâm Bố Chính có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, an thần.

6. Công dụng sâm bổ chính

Trước đây, Hải Thượng Lãn ông dùng rễ Sâm bố chính phối hợp với các thuốc khác để chữa bệnh ho, sốt nóng, gầy mòn.

Hiện nay, nhiều người dùng nó làm thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa được bệnh sốt, bệnh phổi và bạch đới. Dùng ngoài lấy lá và hoa xát chữa ghẻ ngứa.

Ở Trung Quốc, rễ và lá dùng chữa lao phổi, ho do phổi khô, sản hậu tiện bí, thần kinh suy nhược, mụn nhọt sưng lở. Ngày dùng 6-12g sắc uống, ngâm rượu hoặc tán bột uống.

7. Các bài thuốc có sâm bố chính

- Bổ khí huyết: Sâm Bổ Chính 30g, Hồi dầu 12g, Hoài sơn, Đương quy, Ý dĩ sao, đều 15g, sấy khô, tán bột làm viên với mật ong hay mạch nha, uống mỗi ngày 15-20g.

- Người suy nhược gầy yếu, khô khát, táo bón, đái són: Sâm bố chính nấu thành cao, hoà với sữa người hay cao ban long uống.

  • Bạch đới: Rễ Sâm bố chính giã nhỏ và nấu với gạo nếp ăn.

Dùng cho trẻ con lao phổi:

  • Sâm bố chính 6-10g 180g nước, si rô Cam thảo 200g ngày uống 1 thìa.

Dùng chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều

  • Sâm bố chính ngày 10-16g sắc nước uống

Chữa sốt nóng lâu, khát nước, ra mồ hôi:

  • Sâm Bố chính 20g, thục địa 30g, nhục quế 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa ra mồ hôi nhiều, người còn ấm, chân tay quyết lạnh:

  • Sâm Bố Chính 20g, hoàng kỳ 80g (tẩm nước phòng phong sao), đương quy 20g (tẩm mật rượu sao), phục linh 12g (tẩm sữa), chích thảo 8g, lộc nhung 8g (đều nung nghiền nhỏ). Sắc uống trong ngày.

Chữa gầy yếu hay béo bệu, kém ăn, mỏi mệt khí đoản, đày bụng đi lỏng hoặc hư hoả phát nóng, phiền khát:

  • Sâm Bố Chính 40g, bạch truật 20g (sao mật), hoàng kỳ 8g (sao mật), liên nhục 6g, mạch môn 4g, ngũ vị 4g (sao mật), chích thảo 4g, phục tử ches 1,2g, táo ta vài quả, gừng nướng vài lát. Sắc uống trong ngày.

Chữa tiêu hoá, bài tiết bị ngừng trệ:

  • Sâm Bố Chính 20g, bạch truật 40g (tẩm sữa sao), trầm hương 4g. Sắc riêng sâm Bố Chính và bạch truật rồi mài trầm hương vào, uống trong ngày.

Chữa trẻ em gầy còm xanh xao, hay đi lỏng, lỵ kéo dài:

  • Sâm Bố Chính sao chín 25%, hoài sơn sao chín 30%, ý dĩ sao chính 20%, hạt sen sao chín 15%, bạch chỉ sao chín 10%. Các vị đem tán nhỏ rây bột mịn, cho uống sống với nước đường hoặc trộn với đường đun chảy. Trẻ em 2 tuổi trở lên, ngày 4 - 10g.

Chữa rối loạn kinh nguyệt:

  • Sâm Bố Chính 16g; cỏ nhọ nồi sao vàng, thục địa, mỗi vị 20g; ngải cứu sao, ích mẫu, mỗi vị 16g; củ gai (cây gai làm bánh) 12g, củ gấu (tứ chế) 10g. Sắc uống trong ngày

Chữa suy nhược cơ thể ở người có bệnh về hô hấp:

  • Sâm Bố Chính 12g, liên nhục 20g; táo nhân, tua sen, sa sâm, mỗi vị 12g; lá vông, hương phụ, mỗi vị 10g; kỷ tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa suy nhược cơ thể ở người có bệnh về tiêu hoá, sau khi ốm nặng hoặc lao động vất vả:

  • Sâm Bố Chính 180g; hoài sơn, hạt sen, mỗi vị 80g; bạch truật 40g; binh lang 8g. Tán bột mịn, mỗi ngày uống 20g.

Chữa suy nhược gầy rộc, háo khát, táo bón, đái són:

  • Sâm Bố Chính nấu thành cao, hoà với cao ban long uống.

Chữa giai đoạn hồi phục sau áp xe phổi:

  • Sâm Bố Chính, hoài sơn, mỗi vị 16g; sinh địa, ý dĩ, bách hợp, kim ngân hoa, mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Chữa thiếu máu:

  • Sâm Bố Chính, hà thủ ô, hạt sen, mỗi vị 100g; cam thảo 40g; thảo quả 12g; đại hồi 8g. Tán nhỏ làm viên, ngày uống 20g, chia 2 lần.

Chữa tim đập nhanh hồi hộp, ngủ ít:

  • Sâm Bố Chính 20g; hạt sen, củ mài, hà thủ ô, rau má, quả dâu chính, long nhãn, mỗi vị 12g; táo nhân, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Chữa đái ra dưỡng chất:

  • Sâm Bố Chính, ý dĩ, tỳ giải, huyền sâm, trúc diệp, liên nhục, củ mài, rễ cỏ trah, cam thảo nam, mã đề, mỗi vị 12g; hoạt thạch 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa bệnh trầm cảm:

  • Sâm Bố Chính 16g; hoài sơn, hà thủ ô, long nhãn, bá tử nhân, mỗi vị 12g; toan táo nhân, liên tu, bán hạ chế, xương bồ, cam thảo dây, mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa động kinh:

  • Sâm Bố Chính 20g; ý dĩ 40g; nam tam tinh sao, trần bì, toàn yết, mỗi vị 20g; quế 4g. Tán thành bột mịn, ngày dùng 40g. Sau đó lấy chu sa 1g cho vào tim lợn, hấp cách thuỷ, cho người bệnh ăn, mỗi ngày 3 lần, trong 3 tuần liền.

Chữa giai đoạn phục hồi sau khi bị bỏng:

  • Sâm Bố Chính, hoài sơn, ý dĩ, mỗi vị 16g; bạch truật, sa sâm, thục địa, hà thủ ô, kê huyết đằng, mỗi vị 12g; kỷ tử 10g; trần bì 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa suy nhược thần kinh: TỔNG QUÁT VỀ CÂY SÂM BỐ CHÍNH

  • Sâm Bố Chính 20g; hoàn kỳ 12g; đương quy, bạch truật, táo nhân, long nhãn, mộc hương, bạch thược, cúc hoa, mỗi vị 8g; bạch linh, viễn chí, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
  • Hoặc Sâm Bố Chính, sinh địa, mỗi vị 20g; hoàng cầm, sài hồ, đại táo, mỗi vị 12g; đương quy, bạch thược, mỗi vị 8g; xuyên khung 6g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
  • Thuốc bổ dùng cho bệnh nhân hen suyễn khi đỡ lên cơn:
  • Sâm Bố Chính 200g, đậu đen 500g; hà thủ , ngải cứu, củ đinh lăng, mỗi vị 200g; mật ong vừa đủ. Tán nhỏ làm hoàn. Ngày uống 24g, chia hai lần.
  • hoặc Sâm Bố Chính 200g, rễ dâu tằm 160g, can khương 120g, vỏ quýt 120g, tắc kè 4 con (băm nhỏ sao vàng), mật ong vừa đủ. Các vị tán nhỏ, luyện mật làm hoàn 12g. Mỗi lần uống 1 hoàn, ngày 2 lần.
  • Thuốc bổ thận tráng dương, chữa thận suy yếu, kém dương sự:
  • Sâm Bố Chính 1000g, đậu đen 1500g; hoài sơn, liên nhục, cẩu tích, sừng nai, tục đoạn, ba kích, liên tu, mỗi vị 1000g; hoàng tinh 500g, hạt tơ hồng 200g. Ba kích tẩm muối sao vàng, đậu đen sao tồn tính, sừng nai đắp đất sét nung tồn tính, các vị khác tán nhỏ hợp lại thành viên. Mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 2 lần.

Thuốc tăng lực chữa kém ăn, mất ngủ, mệt mỏi, nặng ngực, thiếu máu xanh xao:

  • Sâm Bố Chính 120g, hoàng tinh chế 80g; tầm gửi cây dâu, quả dâu, thỏ ty tử sao, hà thủ ô đỏ (chế), đỗ trọng mỗi vị 40g; huyết giác, ba kích, cao hổ cốt, mỗi vị 20g. Các vị sơ chế, ngâm 2 lít rượu trong hai ngày đêm rồi đem chưng cách thuỷ, hạ thổ một tuần. Mỗi lần uống 15 - 40ml, ngày 2 lần theo bữa ăn. Kiêng ăn đồ tanh sống, kích thích.

Chữa thận khí suy kém, nặng đầu, mỏi lưng, nóng nhiều, mỏi mệt, yếu sức:

  • Sâm Bố Chính 6g, à thủ ô 12g; củ mài, cốt toái bổ, gạc nai nướng, tầm gửi cây dâu, mỗi vị 6g; mẫu đơn, nhuỵ sen, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang.

Hoàn đại bổ:

  • Sâm Bố Chính, củ đinh lăng, mỗi vị 100g; hà thủ ô đỏ 60g, trần bì 20g, rau thai nhi 1 bộ, mật ong vừa đủ. Rau thai lấy ở phụ nữ đẻ con so, không có bẹnh, cắt bỏ màng gân, lấy rau tươi đỏ, cào ra từng miếng để trên đĩa gốm sứ sấy cách thuỷ đến khô. Rễ đinh lăng cạo bỏ vỏ ngoài, thái mỏng phơi khô sao qua. Các vị tán nhỏ luyện mật làm hoàn 12g. Ngày uống 1 hoàn trước khi đi ngủ. Uống 15 ngày là một liệu trình.

Thuốc bổ khí huyết:

  • Sâm Bố Chính 30g; hoài sơn, đương quy, ý dĩ sao, mỗi vị 15g; hồi đầu 12g. Làm viên với mật ong hay kẹo mạch nha, uống mỗi ngày 15 - 20g.